Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách
Bế trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng trước tiên bạn cần biết là bế trẻ. Khi bế bé yêu lần đầu tiên, bạn có chút lúng túng không biết phải bế bé thế nào cho đúng. Đừng quá lo lắng, sau vài ngày chăm bé, bạn sẽ biết cách bế bé và bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế theo một tư thế riêng, có bé thích được vác vai, song có bé lại thích được ẵm ngửa…
Dù bé khóc đòi bế hay đơn giản là bé đang thức nên bạn muốn bế bé lên để nựng nịu thì trước khi bế bé lên, bạn cần lên tiếng cho bé biết là bạn sẽ bế bé. Hãy nhìn bé và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay bạn xuống dưới đầu, vai và mông bé trong khi bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm.
Cho trẻ sơ sinh bú
Sau khi bé được sinh ra, các mẹ hãy cho bé bú sớm nhất ngay khi có thể. Hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì việc này càng lâu càng tốt. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hoả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa, hiếm khi gây dị ứng và chứa nhiều kháng thể giúp bé có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Dạ dày bé sơ sinh khá nhỏ, bạn cần cho bé bú thường xuyên để con được bú đủ lượng sữa cần thiết. Bé sẽ bú mỗi 1 – 2 giờ/lần trong vài tuần đầu mới sinh, mỗi cữ bú kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào lượng sữa mẹ, nhu cầu bú của bé… Khi đói, bé yêu sẽ có các dấu hiệu như khóc, ngọ nguậy không yên, tém miệng liên tục…
Nếu đã đến cữ bú mà bé yêu đang ngủ, bạn không nên đánh thức bé. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1 – 3 giờ, bạn cho bé bú bù lại ngay sau khi bé tỉnh giấc. Song nếu con đã ngủ quá 4 giờ, bạn nên đánh thức bé dậy và cho bé bú. Khi cho bé bú, bạn hãy trò chuyện, nựng nịu bé, đừng để bé ngủ khi mới chỉ bú mẹ được một chút.
Cách cho bé ợ hơi sau khi bú
Dù mẹ cho bé bú sữa mẹ hay uống sữa công thức, sau khi bé bú no.
Tư thế bế cho bé ợ hơi là các bạn bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé sơ sinh còn rất yếu. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện.
Cách đặt bé ngủ
Phòng ngủ của bé nên sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để bé dễ ngủ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 28ºC. Nếu dùng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé bị cảm lạnh dù đã được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ. Song bạn cũng không nên để con ngủ trong phòng có nhiệt độ cao khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc.
Việc trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ chỉ có thể ngủ ngon khi được bú no, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Bạn có thể massage nhẹ nhàng cho bé trước khi bé ngủ. Bạn có thể cho bé nằm nôi và đung đưa nhẹ, hát ru khe khẽ hoặc mở nhạc êm dịu để bé dễ ngủ hơn.
Bạn nên tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp, nếu cho trẻ nằm sấp thì phải theo dõi cẩn thận vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử. Thêm một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là bạn không nên để quá nhiều gối, thú nhồi bông… xung quanh trẻ. Những thứ này dễ khiến trẻ bị ngạt thở nếu chẳng may chúng đè vào mũi bé.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Bạn nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Lựa chọn tã vải hoặc tã giấy cho bé sử dụng. Lưu ý với tã giấy mẹ phải chọn tã có khích thước phù hợp với bé có tính chống hăm, chống ngứa. Đối với tã vải, mẹ nên chọn vải loại cotton mềm thấm nước. Khi thay tã, mẹ cần phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Bạn hãy thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Cho bé chích ngừa đầy đủ, đúng lịch
Các mẹ hãy tìm hiểu trẻ cần phải chích ngừa những vắc xin gì và chích như thế nào? Hãy cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ và cho bé chích đầy đủ, đúng lịch. Việc cho trẻ chích ngừa vắc xin giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.
Dưới đây là các loại vacxin giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà các mẹ không nên bỏ qua nhé :
Vacxin ngừa viêm gan B : khi trẻ ở trong vòng 24 giờ sau khi sinh, và các khoảng khi bé được 1 – 2 tháng và 6 – 18 tháng.
Vacxin DtaP : khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tháng tuổi.
Vacxin MMR : Bạn nên tiêm cho trẻ liều vacxin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Vacxin ngăn ngừa thủy đậu : khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi bạn nên tiêm vacxin ngừa thủy đậu cho trẻ lần 1 và tiêm mũi thứ hai khi bé được 4 – 6 tuổi.
Vacxin Haemophilus cúm B (Hib) : khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.
Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV): khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và khi trẻ được 4 – 6 tuổi nên cho trẻ đi khám lại và tiêm mũi tiếp theo.
Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm : khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.
Vacxin phòng ngừa viêm gan A: Thông thường, trẻ nên được tiêm mũi đầu ngừa viêm gan A khi 12 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 23 tháng tuổi.
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo cách tắm và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để trẻ có thể khỏe mạnh phát triển tốt hơn dưới đây nhé.
https://top1viet.com/cach-tam-rua-va-cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-dung-cach
xem thêm :
https://top1viet.com/10-loi-khuyen-ap-dung-de-day-do-be-dung-cach-cac-ong-ba-bo-me-nen-tham-khao